Tìm hiểu Sao Thiên Cơ và các tổng luận các đặc tính và cách cục

Ở hai cung Thìn hoặc Tuất, gọi là “Thiên La, Địa Võng”, tính linh động của Thiên Cơ sẽ bị ảnh hưởng, do đó chỉ có thể phát huy năng lực phân tích, chủ về là người giỏi suy nghĩ, khảo cứu, rất nhiều kĩ sư và giáo sư có mệnh cục loại này. Có thể thấy mệnh cục loại này tuyệt đối không tệ. Cổ nhân nói “có nghề cao tùy thân”, hiện đại có thể nói là “có học vấn chuyên môn”.
1. Thiên Cơ tổng luận

Như chúng ta đã biết, Thiên Cơ là sao thứ nhất của Nam Đẩu, thuộc âm mộc. Trong Đẩu Số, được ví là mưu sĩ hoặc quân sư. Vì vậy nó không cần “bách quan triều củng”, nhưng cần hội hợp các sao mang tính chất thông minh, tài nghệ; như Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Tài, Long Trì, Phượng Các, Bác Sĩ. Nó rất sợ Hóa Kị, hoặc gặp Thiên Hư, Âm Sát. Nó cũng ưa Văn Xương, Văn Khúc chia ra ở hai bên giáp cung; nhưng không ưa Hỏa Tinh và Linh Tinh giáp cung khống chế. Trường hợp trước là làm tăng tính thông minh mẫn tiệp của Thiên Cơ; trường hợp sau thì khiến Thiên Cơ tâm tư bất định, nhiều vất vả, lo lắng, mà thiếu hiệu quả thực tế.

  • Để có thể mang đến những điều may mắn cho ngôi nhà cũng như bản thân, hãy thử chọn một Vật Phẩm Phong Thủy bất kỳ tại Cửa Hàng Phong Thủy để làm tăng thêm vượng khí cho gia đình bạn.

Do Thiên Cơ có tính chất của mưu thần, nên nó thích dựa dẫm quyền quý. Ở cung hai cung Thân hoặc Dần, được Tử Vi, Tham Lang và Thiên Phủ giáp cung, trong các tình hình thông thường thì có lợi đối với Thiên Cơ. Nó cũng ưa gặp Thiên Khôi, Thiên Việt đồng cung hoặc đối chiếu, trường hợp này gọi là “cuộc đời gần gũi bậc quyền quý”.

sao Thiên Cơ tổng luận

Nếu Thiên Cơ gặp Cự Môn được Thái Dương miếu vượng chiếu xạ, thì gọi là “Thiên Khuyết” (cổng trời). Nếu Thiên Cơ tương xung với “Thiên Khuyết”, thì giống như mưu thần được trọng dụng, có thể lên triều diện kiến thiên tử, cũng chủ về người đắc chí, có thể thi thố ở đời.

Cho nên luận đoán đại cương về sao Thiên Cơ, trước tiên cần phải xem mức độ thông minh, cơ trí, mẫn tiệp của nó, sau đó xem nó có được gần gũi bậc quyền quý không, có cơ hội thi thố ở đời không.

Trong “tứ hóa”, Thiên Cơ rất ưa Hóa Quyền, biểu thị có thể thi thố ở đời; nó cũng ưa Hóa Khoa, biểu thị tính thông minh mẫn tiệp, hơn nữa còn theo chính đạo; Hóa Lộc thì hơi yếu, chỉ là người thông minh mưu trí và quyền biến trong lãnh vực kinh doanh làm ăn bình thường. Nếu Hóa Kị mà gặp “động tinh”, sao sát và sao không thì có thể thành tính tình gian tà, kì quái.

Trong lưu niên hoặc đại vận mà gặp Thiên Cơ, khác với bản mệnh gặp Thiên Cơ, vì bản mệnh là chủ về bản chất của một người, còn vận hạn chỉ biểu thị những điều có thể gặp phải của một người, cho nên chẳng có tính chất mưu thần quân sư, mà chỉ biểu thị một thứ biến hóa thay đổi. Vì vậy không cần các sao khoa văn hội hợp, khi có những các sao này hội hợp, cũng không thể trong thời gian một năm hay hoặc một vận mà đột nhiên khiến người ta biến thành thông minh được.

Nhưng tính chất dựa vào quyền thế để phát huy tài năng bản thân vẫn còn. Vì vậy Lưu Khôi, Lưu Việt có giá trị rất quan trọng đối với Thiên Cơ ở cung mệnh của vận hạn. Nếu Lưu Khôi, Lưu Việt ở tam phương tứ chính xung khởi Thiên Khôi, Thiên Việt của nguyên cục, trong vận hạn này sẽ chủ về tài trí của mệnh tạo được phát huy, và nhờ được phát huy mà xảy ra biến đổi.

Thiên Cơ của vận hạn cũng ưa Hóa Quyền, là cũng vì lí do này; Hóa Lộc cũng quan trọng, chủ về trong vận hạn sẽ nhờ thay đổi mà được tài lộc; Hóa Khoa thì không quan trọng gì, bởi vì chỉ đại biếu cho danh dự nhất thời, chẳng dính dáng đến bản chât Thiên Cơ.

Trong Đẩu Số, có một số các sao gây ảnh hưởng xấu đối với Thiên Cơ như Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Thiên Hình, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hư, Âm Sát, Phá Toái, sao không, Hàm Trì, Đại Pỉao.

Kình Dương thì dễ sinh tranh chấp; Đà La dễ khiến kế hoạch bị trì hoãn, kéo dài, thậm chí vì vậy mà xảy ra sai lầm; Hỏa Tinh, Linh Tinh thì dễ khiến lo nghĩ nhiều vì vậy mà mất cơ hội; Thiên Hình thì khiến lúc mưu cầu thay đổi sẽ xảy ra trở ngại; sao không thì dễ khiến sự biên động thay đổi của mệnh tạo thành không tưởng; các tạp diệu ‘Thiên Hư, Âm Sát thì dễ khiến người ta có lối suy nghĩ bất chính, trong vận hạn sẽ chủ về không tưởng hoặc âm mưu luồn lách.

Trong 12 tinh hệ, Thiên Cơ luôn đồng cung hoặc đối nhau với Thái Âm, Cự Môn, Thiên Lưong. Có thể thấy ba sao này có ảnh hưởng quan trọng đối với Thiên Cơ:

  • Ở hai cung Tí hoặc Ngọ, Thiên Cơ và Cự Môn đối nhau; ở hai cung Mão hoặc Dậu, “Thiên Cơ, Cự Môn đồng độ. Cho nên bốn cung Tí, Ngọ, Mão, Dậu là tổ hợp của “Thiên Cơ, Cự Môn”.
  • Ở hai cung Sửu hoặc Mùi, Thiên Cơ và Thiên Lương đối nhau; ở hai cung Thìn hoặc Tuất, “Thiên Cơ, Thiên Lương” đổng độ. Cho nên bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là tổ hợp của “Thiên Cơ, Thiên Lương”.
  • Ở hai cung Tị hoặc Hợi, Thiên Cơ và Thái Âm đối nhau; ở hai cung Dần hoặc Thân, “Thiên Cơ, Thái Âm” đồng độ. Cho nên bôn cung Dần, Thân, TỊ, Hợi là tổ hợp của “Thiên Cơ, Thái Âm”.

Trong các tình hình thông thường, Thiên Cơ rất ưa trường hợp “Thiên Cơ, Cự Môn” ở cung Mão. Còn trong tình hình Thiên Co độc tọa, nó rất ghét ở hai cung Tị và Hợi.

 

 

 

2. Thiên Cơ biệt luận

Thiên Cơ thủ mệnh, là người linh động

Theo cổ thư Thiên Cơ được xếp là sao thứ nhất của Nam Đẩu, thuộc âm mộc, hóa khí là “thiện tình” (sao khéo léo). Tính chất của Thiên Cơ về cơ bản là chủ động. Tính “động” của nó chẳng chủ về biến động thay đổi trong cuộc đời, mà có liên quan đến phương diện hoạt động tinh thần, hoặc chủ về sự linh động trong phương cách làm việc bằng trí óc.

Cố nhân đánh giá Thiên Cơ không cao. Chỉ khi nào hội hợp với Thiên Lương, mà còn phải gặp Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, thì mới thành cách cục “quan văn thì thanh cao hiển đạt, quan võ thì trung lương”. Nhưng đánh giá này chủ yếu là vì Thiên Lương. Bởi vì Thiên Lương là sao “thanh cao hiển đạt mà trung lương”.

Ngoại trừ cách cục kể trên, Thiên Cơ chủ vê’ tổ nghiệp lụn bại, phải tự lập thân, sống ở tha hương; nữ mệnh thì “tuy phú quý nhưng khó tránh dâm dật”, gặp sát tinh thì lại là “mệnh dâm tiện xướng kĩ, nô tì, hay làm nhị phòng, nếu không sẽ hình phu khắc tử.” Các thuyết kế trên của cổ nhân không có chỗ nào đúng.

Ngày nay đánh giá Thiên Cơ không tệ như cổ nhân. Nguyên nhân là vì hoàn cảnh xã hội xưa và nay khác nhau. Thời cổ đại xem trọng tính tình đôn hậu, không xem trọng ngưòi giỏi ứng biến; xem trọng bảo thủ, không xem trọng cải cách, do đó cổ nhân không đề cao tính chất cơ trí, khéo léo, linh hoạt, có thể đổi mới, chịu động não trong công việc của Thiên Cơ.

Trong Tử vi, có cách cục “Cơ Nguyệt Đồng Lương”, tức là Thiên Cơ thủ mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, hội hợp với ba sao Thái Âm, Thiên Đổng, Thiên Lương. Cổ quyết nói: “Cơ Nguyệt Đổng Tương tác lại nhân”, cũng chính là nói, người có mệnh cục loại này giỏi việc cầm bút, hay dùng kế đắc nhân tâm, cho nên thích hợp với công việc của một lại nhân ở phủ huyện thời xưa. Nhưng “lại” thì không bằng “quan”, bởi vì “lại” chỉ là người dưới quyền của quan dương sai, do đó có thể biết, cổ nhân đánh giá Thiên Cơ là người không được quang minh chính đại như người làm quan.

Trong xã hội ngày nay, đầu óc càng linh động càng dễ có chỗ đứng trong xã hội. Vì vậy người có Thiên Cơ thủ mệnh có thể được đánh giá khá cao. Điều cần chú ý nhất là, nhờ động não nhanh nên người có Thiên Cơ thủ mệnh dễ thích ứng với thời đại kĩ thuật, không thể xem thường.

Sáu tình hình của Thiên Cơ tọa mệnh

Phàm Thiên Cơ độc tọa cung mệnh, nhất định phải nghiên cứu cẩn thận cung độ của nó.

Tổng cộng có sáu tình huống xuất hiện “Thiên Cơ độc tọa”, đó là các cung Tí, Ngọ, Sửu, Mùi, Tị, Hợi. Đại khái có thể chia làm ba nhóm. 

- Ở cung Tí, cung Ngọ, Thiên Cơ nhập miếu.Tình hình này, người có Thiên Cơ tọa mệnh có tính linh động và năng lực phân tích rất mạnh. Theo kinh nghiệm của ‘Vương Đinh Chi, mệnh cách này phần nhiều là kĩ sư, bác sĩ, luật sư, có thể thấy mệnh cục loại này không phải tệ.

- Nếu muốn phân biệt tỉ mỉ, cần phải xem các sao khác, có khuynh hướng làm mạnh thêm một phương diện nào đó của Thiên Cơ. Ví dụ như, Thiên Cơ mạnh tính linh động thì có thể là luật sư mà không phải là kĩ sư. Vì vậy về đại thể, dựa vào mệnh cục có thể nhìn ra khuynh hướng nghề nghiệp của một người. Có điều, nếu các sao hội hợp quá xấu, thì người này có thể chỉ là một nhân viên bán hàng, hay chào hàng.

- Ở hai cung Sửu hoặc Mùi, Thiên Cơ ‘lạc hãm”, nên tính linh động sẽ giảm nhiều, chỉ có thể phát huy năng lực phân tích, rất nên gặp hai sao chủ về thông minh là Văn Xương, Văn Khúc, như vậy sẽ làm mạnh thêm năng lực phân tích, nhờ vậy có biểu hiện tốt về sự nghiệp Nếu gặp các sao có tính chất làm yếu đi năng lực phân tích như Hóa Kị v.v… thế là linh động thì thiếu, mà phân tích thì lại không rõ nên không thể định là thượng cách được.

- Thiên Cơ ở hai cung Tị hoặc Hợi, là bình cung, tính linh động và năng lực phân tích sẽ không bằng người “nhập miếu”, nhưng tốt hơn người ‘lạc hãm”. Đáng tiếc là đối cung có Thái Âm, sẽ hấp dẫn Thiên Cơ khiến cho người có mệnh cục loại này hao phí tính linh động trong chuyện theo đuổi người khác giới, năng lực phân tích của họ cũng dùng để phân tích tâm lí của đối tượng, thường tỏ ra cực kì dịu dàng quan tâm chăm sóc, nếu không được thì sẽ thực hiện mưu mẹo. Cho nên cổ thư nói: “Thiên Cơ thủ mệnh ở hai cung Tị hoặc Hợi, chủ về tham lam, xa rời quê hương, gian giảo nặng.”

Cùng một sao nhưng ở cung vị khác nhau có thể phát sinh biến hóa đa đoan, vì vậy khi phân tích bản chất của Thiên Cơ, bạn đọc cần lưu ý nhiều.

Thiên Cơ và Cự Môn đồng cung, rất sợ đào hoa

Người có Thiên Cơ thủ mệnh rất sợ gặp Cự Môn, bởi vì Cự Môn là “ám tính” chủ về điều tiếng thị phi. Thiên Cơ bị Cự Môn che lấp, năng lực phân tích sẽ giảm rất nhiều.

Người có mệnh cục loại này nhất định là cung mệnh rơi vào hai cung Mão hoặc Dậu. Mão và Dậu là cung vượng của Thiên Cơ sức mạnh không phải yếu, vì vậy sau khi năng lực phân tích của nó bị Cự Môn làm yếu đi, chỉ còn lại tính linh động để phát huy.

Có tính linh động mà không có năng lực phân tích, nam mệnh sẽ dễ biến thành học nhiều mà không có thực chất, đứng núi này trông núi nọ; nữ mệnh thì dễ bị dụ dỗ, không giữ gia đạo. Nếu các sức mạnh xấu này làm mạnh thêm khuynh hướng hiếu động của Thiên Cơ, theo quan điểm của xã hội cổ đại, thì không phải là người có phúc. Cho nên cổ thư nói: “Cự Môn hãm Thiên Cơ là phá cách chủ về nam thì sở khanh, nữ thì dâm dật.”

Nhưng xét từ quan điểm xã hội hiện đại, người có “Thiên Cơ, Cự Môn” tọa mệnh không đến nổi xấu như cổ nhân nói. Bởi vì xã hội trước kia việc dựng vợ gả thường đều thông qua ngưòi mai mối, cho nên người phối ngẫu chưa chắc hợp ý, ngày nay tự do yêu đương, người có mệnh cục loại này chỉ cần kết hôn muộn một chút, chờ gặp người tâm đầu ý hợp mới kết hôn, thì không đến nỗi có sóng gió, trắc trở xuất hiện trong hôn nhân.

Đồng thời, trong xã hội hiện đại việc mưu sinh rất chú trọng đầu óc linh hoạt, cho nên dù năng lực phân tích có yếu đi một chút về căn bản vẫn không ảnh hưởng nhiều đến sự thành tựu về sự nghiệp và địa vị xã hội.

Còn nói về nữ mệnh, ngày nay phụ nữ không lo việc nhà cũng đã thành chuyện bình thường, chỉ cần ra ngoài làm việc, kiếm tiền phụ giúp gia đình, chồng cũng sẽ không nói gì, do đó khuyết điểm của mệnh cục này đã giảm bớt rất nhiều.

Nhưng mệnh cục loại này lại không ưa gặp đào hoa, chỉ cần có hai ba sao đào hoa hội hợp, tất sẽ xem trọng dục tình; nếu là nữ mệnh sẽ dễ có khuynh hướng trụy lạc chốn phong trần.

Thiên Cơ, Thiên Lương thủ mệnh, có ba biến cục

Còn có một loại cách cục Thiên Cơ tọa mệnh khác, đó là Thiên Cơ và Thiên Lương đồng cung. Trong cổ thư có ba câu bình giải về cách cục này, như sau: “Thiên Cơ, Thiên Lương đồng cung ở Thìn hoặc Tuất, chủ về có nghề cao tùy thân.”; “Thiên Cơ, Thiên Lương ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thêm sao cát, chủ về phú quý tốt lành.”; “Thiên Cơ, Thiên Lương thủ mệnh thêm các sao hình, kị, thiên về làm tăng nhân, đạo sĩ.”

Từ ba câu bình giải trên có thể thấy, cách cục Thiên Cơ và Thiên Lương thủ mệnh có biến hóa rất lớn. Muốn phân tích, phải xem trong hai sao, sao nào mạnh hơn. Nếu Thiên Cơ mạnh hơn, là mệnh có nghề cao tùy thân. Ngược lại, nêu Thiên Lương mạnh hơn, gặp sao cát, thì phú quý cát tường; gặp các sao hình, kị, thì sức mạnh của Thiên Cơ sẽ phát huy triệt để, cho nên có khuynh hướng nương thân ở “cửa không”.

Ở hai cung Thìn hoặc Tuất, gọi là “Thiên La, Địa Võng”, tính linh động của Thiên Cơ sẽ bị ảnh hưởng, do đó chỉ có thể phát huy năng lực phân tích, chủ về là người giỏi suy nghĩ, khảo cứu, rất nhiều kĩ sư và giáo sư có mệnh cục loại này. Có thể thấy mệnh cục loại này tuyệt đối không tệ. Cổ nhân nói “có nghề cao tùy thân”, hiện đại có thể nói là “có học vấn chuyên môn”.

Nhưng tính chất của Thiên Lương lại có thể gây ảnh hưởng khiến Thiên Cơ biên thành tâm địa hiền từ, trầm mặc, ít nói, phẩm chất thanh cao. Cho nên dù mệnh cục hơi kém, là thợ thuyền, mệnh tạo ắt cũng thích tìm tòi về kĩ thuật, có lúc cũng có tâm đắc. Còn một đặc điểm nữa là, không chịu mang điều tâm đắc ra truyền cho người khác, ngay cả đồ đệ cũng không chịu truyền thụ, cho nên tuy tâm địa thiện lương nhưng vẫn thường dễ chuốc oán. Nếu gặp các sao hình, kị, Thiên Cơ hoàn toàn bị kềm chế, sức mạnh của Thiên Lương sẽ phát huy cực độ, mệnh tạo sẽ thiên về “huyền học”, thích nghiền ngẫm các vấn đề triết lí, nên cổ nhân nói “thiên về làm tăng nhân, đạo sĩ”. Thực ra ở thời hiện đại, cũng không hằn là mệnh của triết gia, và không nhất định sẽ xuất gia. Thiên Cơ và Thiên Lương phối hợp, hai sao đã yếu, rất kị gặp sát tình, nếu không sẽ dễ xử sự hồ đồ, tâm hồn trống rỗng.

Truy cập để xem nhiều hơn tại  Vật Phẩm Phong Thủy – Hệ Thống Cửa Hàng Phong Thủy UY TÍN & NỔI TIẾNG
Hotline: (028) 6688 8383 / (024) 6663 8383

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>