Nhà đầu tư Bitcoin thấy cơ hội từ khủng hoảng Hy Lạp

Chia sẻ với The Guardian, Popper giải thích giá trị đồng chỉ tăng khi có một sự gia tăng đột biến trong giao dịch. “Nếu ai sẵn sàng bỏ tiền mua một triệu trong một giao dịch, giá của nó mới có thể tăng lên” – ông nhận định. “Tuy nhiên hiếm có người nào sẵn sàng bỏ một lượng tiền lớn vào loại tiền tệ còn mới mẻ này”.

Hai năm trước, giá trị Bitcoin tăng gấp 10 lần khi sự kiện đảo Síp làm eurozone lung lay. Nhiều người giữ loại tiền ảo này đang hy vọng diễn biến tương tự khi Hy Lạp vỡ nợ.

Cả thế giới đang nín thở chờ đợi những diễn biến sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ và cuộc trưng cầu dân ý tại nước sẽ diễn ra vào cuối tuần. Nếu người dân tại đây không chấp nhận các biện pháp thắt lưng buộc bụng để đổi lấy cứu trợ, đây sẽ là bước chân đầu tiên của nước này ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu.

  • Việc Làm 24h sẽ là kho tàng Việc Làm dành cho bạn. Tại đây, các thông tin Tuyển Dụng sẽ được upload và cập nhật liên tục, sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bạn có thể tìm được việc một cách nhanh chóng.
bitcoin-greece-jpeg-4819-1435715448.jpg

Một chiếc máy rút tiền Bitcoin đã được lắp đặt tại Athens hôm 22/6 vừa qua. Ảnh: Reuters

Nhưng không phải ai cũng lo lắng cho sự ra đi của Hy Lạp. Đối với những “dân chơi” Bitcoin, chính sách kiểm soát vốn vừa được áp dụng đối nền kinh tế này đang mang lại nhiều triển vọng cho đồng tiền ảo.

Trên lý thuyết, khi bóng mây khủng hoảng đang bao phủ một hệ thống tài chính thông thường, một cơ hội tỏa sáng khác đang được trao cho những loại tiền tệ thay thế khác như Bitcoin. Bản chất phân tán của loại tiền tệ này giúp cho nó tránh khỏi sự kiểm soát của bất kỳ một ngân hàng trung ương nào. Thêm vào đó tính nặc danh của người dùng cũng khiến nó trở thành một công cụ lý tưởng để chủ nhân chuyển tiền qua biên giới một quốc gia mà vẫn tránh được những rắc rối mang tính pháp lý.

  • Để tìm được Việc Làm Nhanh chóng, rất nhiều người khá hấp tấp tìm kiếm trên những trang web không rõ ràng, dẫn đến việc bị lừa đảo. Nhưng với website tìm Viec Lam của chúng tôi, chúng tôi sẽ đảm bảo cho bạn về tính trung thực và chất lượng của từng thông tin.

Cũng vì thế mà Tony Gallippi, đồng sáng lập hệ thống thanh toán Bitpay vừa lên tiếng trên mạng Twitter rằng anh kỳ vọng giá trị của bitcoin sẽ tăng lên trong khoảng 610 USD đến 1.250 USD nếu Hy Lạp ra đi. Hiện tại đồng tiền nay đang ở giá 250 USD. Trên diễn đàn Reddit, cư dân mạng đang chia sẻ cho nhau những bí quyết để mua Bitcoin tại Hy Lạp cũng như tỏ ra tiếc nuối khi đã không mua Bitcoin sớm hơn.

Một phần lý do khiến cuộc khủng hoảng này “hấp dẫn” giới đầu cơ Bitcoin là từ vụ sụp đổ hệ thống ngân hàng tại Síp năm 2013. Khi chính phủ nước này đã áp dụng chính sách kiểm soát vốn cũng là lúc giá Bitcoin đột biến tăng mạnh. Từ 20 USD, giá trị đồng tiền này đã nhảy vọt lên gấp 10 lần.

Hiện tại, trong khi rất nhiều người tin tưởng rằng giá trị đồng tiền ảo này sẽ tăng, thì Nathaniel Popper, tác giả của cuốn sách “Vàng thời kỹ thuật số: những câu chuyện chưa kể của Bitcoin” cho rằng giới đầu cơ đang trải qua một sự nhầm tưởng tai hại.

Chia sẻ với The Guardian, Popper giải thích giá trị đồng Bitcoin chỉ tăng khi có một sự gia tăng đột biến trong giao dịch. “Nếu ai sẵn sàng bỏ tiền mua một triệu Bitcoin trong một giao dịch, giá của nó mới có thể tăng lên” – ông nhận định. “Tuy nhiên hiếm có người nào sẵn sàng bỏ một lượng tiền lớn vào loại tiền tệ còn mới mẻ này”.

Cho đến nay, giá trị đồng tiền ảo này liên tục tăng khi cuộc khủng hoảng Hy Lạp ngày càng trầm trọng. Trong tuần qua, từ giá 240 USD hôm thứ 4, đồng tiền này đã tăng lên mức 250 USD vào cuối tuần. Song quãng đường vẫn còn xa để nó đạt mốc 1.000 USD năm 2014.

Hãy xem thêm những công việc đang tuyển sau đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>