Nhà tuyển dụng cần có cơ chế tốt thì mới tuyển dụng được nhân tài

Phải có tốt trong tuyển dụng và sử dụng thì mới thu hút người giỏi trở về phụng sự

Hàng chục năm qua, nhiều địa phương tập trung đưa những nhân tố trẻ, tích cực đi đào tạo sau ĐH và trên ĐH ở nước ngoài, ban hành hàng loạt chính sách, “trải thảm đỏ đón nhân tài”… Nhưng thực tế ra sao?

Đi đầu trong việc đầu tư kinh phí đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các nước có nền khoa học – công nghệ là TP HCM, với “Chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ trẻ”. Hiện chưa có báo cáo đầy đủ về chương trình nhưng sau 6 năm đầu triển khai, UBND TP  cho biết có 63 trường hợp phá vỡ cam kết, sẵn sàng hoàn tiền cho nhà nước để ra ngoài làm việc. Lý do được họ đưa ra không chỉ là thu nhập thấp mà cái chính do môi trường làm việc không thuận lợi, công việc không đúng chuyên môn, bố trí chức danh không phù hợp…
Cách đây gần 2 năm, con trai người bạn tôi sau khi được nhà nước cấp kinh phí sang Anh học lấy bằng tiến sĩ, đã đến nhận nhiệm sở tại một cơ quan quản lý đô thị. Gần một năm làm việc, do công việc không ăn nhập gì chuyên môn, thu nhập chỉ chục triệu đồng mỗi tháng, thế là cháu bỏ đi làm doanh nghiệp, lương hằng tháng khoảng 4.000 USD, chưa kể những ưu đãi, phúc lợi khác.
Mới đây, nhân dịp sang Mỹ, tôi gặp gỡ khá nhiều nghiên cứu sinh Việt Nam từng học tại một số ĐH danh tiếng của nước này, như: Chicago, Pittsburgh, Pennsylvania, New York, Boston, Santa Barbara, Texas, Carnegie Mellon (CMU), Cornell… Phần lớn những người này ngay khi đặt chân đến Mỹ đã xác định nếu không tìm được việc ở đây sau khi ra trường thì cũng tìm sang nước khác. Gần như không một ai muốn trở về phục vụ cho cơ quan nhà nước dù có trải thảm đỏ đến mức nào.
Dẫn ra các trường hợp trên để thấy hiện tượng “chảy máu chất xám” trong các cơ quan nhà nước đang là vấn đề nan giải đối với Việt Nam. Với thực trạng thu nhập, việc làm, cơ chế hiện nay của nước nhà và với thời đại “thế giới phẳng”, làm việc không biên giới, e rằng chúng ta không còn “chất xám” để chảy vì nhân tài bỏ đi nhiều quá.
Vấn đề quan trọng là chúng ta có cơ chế nào để “chất xám” chảy ngược về giúp đất nước phát triển. Trong “thế giới phẳng”, chúng ta không nhất thiết yêu cầu họ phải có mặt ở cơ quan đúng giờ hành chính, đúng 8 giờ/ngày; không cần bắt họ phải lập thành tích chào mừng, bình bầu thi đua, danh hiệu này nọ… Chúng ta chỉ cần họ làm được cái gì cụ thể cho đất nước, cho đời sống cộng đồng. Đó mới là khoa học, là thứ chúng ta cần.
Chính sách trải thảm đỏ chỉ mới là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải có cơ chế mở trong tuyển dụng và sử dụng nhân tài. Chỉ có như vậy mới có thể giải được bài toán “chảy máu chất xám”.

MInh Hiếu – Người Người Lao Động

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>