Điều khiến bạn thiếu chuyện nghiệp trong hồ sơ xin việc
Đừng chỉ tạo một hồ sơ duy nhất, thay tên công ty bạn ứng tuyển vào và bấm nút gửi một cách máy móc. Bạn nên đặt hết tâm huyết mỗi khi gửi một đơn xin việc, để nắm chắc cơ hội với việc làm mơ ước của mình. Hãy đọc kỹ yêu cầu công việc, những kỹ năng cần có cho vị trí ứng tuyển, và nêu ra những “lợi thế cạnh tranh” của bạn. Hãy cố gắng hết sức có thể để nắm chắc cơ hội tìm được việc làm tốt.
Đôi khi có những sai lầm rất nhỏ trong hồ sơ xin việc của bạn lại là yếu tố lớn để nhà tuyển dụng (NTD) quyết định liệu có tuyển dụng bạn hay không. Vì vậy, hãy hoàn thiện hồ sơ của bạn hoàn hảo nhất có thể để tạo ấn tượng đầu tiên với NTD rằng bạn là một ứng viên chuyên nghiệp và thực sự nghiêm túc khi ứng tuyển vào vị trí đang tuyển dụng. Ngoài phần nội dung đã được trau chuốt rất kỹ, bạn tuyệt đối không được mắc phải dù chỉ một trong những sai lầm trong hồ sơ xin việc sau:
1. Địa chỉ e-mail “đáng yêu” và “vô định”
Địa chỉ e-mail là một phương tiện trao đổi thông tin hoàn toàn miễn phí, vậy tại sao không chọn một cái tên đặc trưng cho riêng bạn và phần nào nói lên cá tính của mình? Rất nhiều ứng viên đã có suy nghĩ này, vì thế NTD vô tình đã nhận được những địa chỉ e-mail liên lạc khá hài hước như: toiyeuvietnam@email.com , cobetocdai123@email.com .v.v. Bạn biết không, đây là một sai lầm lớn của khá nhiều ứng viên khi muốn “cá tính hóa” hộp thư điện tử của mình.
Điều này sẽ khiến NTD cho rằng bạn là một ứng viên thiếu chuyên nghiệp hoặc chưa có sự nghiêm túc khi ứng tuyển.
Vậy bạn nên đặt tên cho e-mail của mình thế nào? Lời khuyên từ VietnamWorks chính là bạn nên đặt theo tên kèm họ của bạn, ví dụ bạn tên Phan Thiên Thanh, bạn nên đặt tên e-mail như thanh.phan@email.com hoặc thanh.pt@email.com để tạo sự gợi nhớ về tên riêng cũng như tạo cảm giác trân trọng.
Bạn đang muốn tìm kiếm thông tin mới nhất trong ngày về tình hình trong nước và thế giới, tìm hiểu những công nghệ mới, những tin tức mới nhất trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào tin tức giải trí để khám phá nhiều điều mới!
2. Thất bại vì không đọc lại
Lỗi chính tả và lỗi đánh máy là những lỗi cơ bản mà các ứng viên đã “quên” kiểm tra thật kỹ trước khi nhấn vào nút “Gửi Hồ Sơ” với bao nhiêu hi vọng về một công việc tốt sẽ đến với mình. Bạn có nghĩ rằng đối với NTD, khi nhận được một Hồ sơ xin việc chỉ với khoảng hai trang giấy A4 mà đã nhận ra khá nhiều lỗi sai, vậy nếu tuyển dụng bạn thì làm thế nào để bạn có thể hoàn tất công việc một cách hoàn hảo nhất, cũng như sự hoài nghi của NTD về tính cẩn thận của bạn? Không những tự kiểm tra thật kỹ, bạn nên nhờ một vài người bạn để xem hồ sơ của bạn, đôi khi có những lỗi nhỏ chính bản thân bạn cũng không nhận ra.
3. Ảnh đại diện
Bạn tin không, mặc dù không quá nhiều nhưng vẫn có một số ứng viên sử dụng ảnh trong trang phục thiếu chuyên nghiệp khi gửi ảnh đính kèm trong hồ sơ. Tôi tin chắc rằng bạn không nằm trong số ít tôi đang nói đến, nhưng hãy chú ý hơn đến trang phục trong bức ảnh bạn đang sử dụng. Tốt hơn bạn nên chụp ảnh với trang phục bạn nghĩ bạn sẽ mặc khi đi phỏng vấn hoặc trang phục có thể thể hiện sự tôn trọng đối với NTD. Một điều nữa, đừng quên nở một nụ cười thật tươi nhé. Không nhất thiết phải sử dụng tấm ảnh chân dung bạn thường dùng trong các giấy tờ hành chính, bạn có thể diện một bộ trang phục lịch sự, phù hợp, chụp một bức ảnh với nụ cười thật tươi cùng ánh mắt sáng với góc độ hợp lý của một bức ảnh chân dung. Giữa hàng ngàn hồ sơ xin việc, khi nhìn thấy một ứng viên tươi trẻ và sáng ngời sẽ khiến NTD có thêm hứng khởi để xem toàn bộ những thông tin về bạn.
4. Tùy chỉnh hộp thư thoại / Nhạc chờ điện thoại
“Chào các bạn, mình là A, hiện tại mình đang đi chơi, các bạn vui lòng để lại tin nhắn cho mình sau tiếng bíp…” hoặc một bản nhạc chờ với âm điệu không phù hợp, bạn nghĩ NTD sẽ gác máy hay tiếp tục với việc phỏng vấn qua điện thoại vòng đầu tiên với ứng viên đó? Thật vậy, ấn tượng ban đầu này quả không mấy tốt đẹp với NTD, vì vậy hãy kiểm tra lại tin nhắn hộp thư thoại tự động và nhạc chờ (nếu có) trong điện thoại bạn nhé. Hãy trở nên hoàn hảo nhất có thể.
5. Sử dụng những từ “lười biếng”
Thế nào là từ “lười biếng”? “vv”, “…” hoặc “.v.v.” chính là từ lười biếng tôi đang đề cập đến. Bạn biết không, NTD sẽ nghĩ rằng Anh/Chị này còn đang lười biếng đến mức không liệt kê ra hết nhiệm vụ, trách nhiệm hay thành tích của mình. Như bạn và tôi luôn biết, NTD không thích một ứng viên lười biếng chút nào.
6. Hồ sơ lập trình sẵn
Đừng chỉ tạo một hồ sơ duy nhất, thay tên công ty bạn ứng tuyển vào và bấm nút gửi một cách máy móc. Bạn nên đặt hết tâm huyết mỗi khi gửi một đơn xin việc, để nắm chắc cơ hội với việc làm mơ ước của mình. Hãy đọc kỹ yêu cầu công việc, những kỹ năng cần có cho vị trí ứng tuyển, và nêu ra những “lợi thế cạnh tranh” của bạn. Hãy cố gắng hết sức có thể để nắm chắc cơ hội tìm được việc làm tốt.
7. Và nhiều những lỗi khác
- Tổng số trang của hồ sơ xin việc trên hai trang
- Danh sách người giới thiệu dài như một tài liệu tham khảo
- Không cung cấp thành phố / tỉnh của trường / trung tâm đã theo học trong quá khứ
- Không cung cấp mã vùng số điện thoại đối với điện thoại bàn và số điện thoại của những người giới thiệu
- Không cung cấp đầy đủ họ và tên của người giới thiệu
- Để lại số điện thoại không liên lạc được.
Hãy hoàn hảo nhất có thể bạn nhé.
Nhân vật Nổi Tiếng |
Chính Sách – Quản Lý |
Nội – Ngoại Thất |
Tin Tức Doanh nghiệp |
Tin Tức Giáo dục |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply