Đừng để trờ thành những ứng viên khôi hài
Với những đơn xin việc như vậy, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ loại ngay bởi yếu tố trung thực, chân thành của ứng viên qua lá đơn này không hề có và ứng viên không thực sự nghiêm túc khi nộp đơn ứng tuyển.
Nộp đơn dự tuyển là công việc quan trọng đầu tiên để lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng. Thế nhưng khá nhiều ứng viên lại rất “hời hợt” với công đoạn tối quan trọng này.
Những câu chuyện thuộc dạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, “bé cái nhầm” khiến bao nhà tuyển dụng phải dở khóc dở cười và lắc đầu “bó tay”.
Câu chuyện thứ 1
Một bạn trẻ tốt nghiệp ngành Đông Phương, đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, ứng tuyển vào vị trí phiên dịch của một công ty xuất nhập khẩu với lá đơn xin việc viết bằng tiếng Nhật “Kính gửi công ty sai”. Hóa ra, bạn này đã “hồn nhiên” viết sai chính tả từ “Quý công ty” bằng tiếng Nhật, khiến cho cụm từ này biến thành “công ty sai”. Dĩ nhiên, nhà tuyển dụng chỉ còn biết lắc đầu lè lưỡi.
Bạn đang muốn tìm kiếm thông tin mới nhất trong ngày về tình hình trong nước và thế giới, tìm hiểu những công nghệ mới, những tin tức mới nhất trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào tin tức giải trí để khám phá nhiều điều mới!
Các nhà tuyển dụng cho biết: viết sai lỗi chính tả, viết cẩu thả, chữ hoa, chữ thường viết tùy tiện là những lỗi sơ đẳng nhất và dễ mắc nhất trong các lá đơn xin việc, đặc biệt là những sinh viên ngành kỹ thuật và khoa học tự nhiên.
Câu chuyện thứ 2
Chị Lệ Thủy – Giám đốc nhân sự của một công ty liên doanh về thiết bị điện kể “Chuyện tưởng đùa nhưng hoàn toàn có thật đã xảy ra. Một ứng viên viết thư xin việc bằng tiếng Anh, nhưng phần trên ghi tên mình, còn phần dưới ghi tên… người khác. Có lẽ bạn này mượn một lá đơn xin việc của ai đó, sửa lại để gửi, nhưng… sửa chưa hết!
Lại có bạn làm một bộ hồ sơ rất công phu, tiếng Anh, tiếng Việt, hồ sơ tìm việc, bằng cấp đầy đủ, chỉ thiếu phần… địa chỉ liên lạc. Công ty muốn mời bạn lên phỏng vấn nhưng chẳng biết làm sao để liên lạc được…”
Chính những “hạt sạn” này sẽ đánh mất cơ hội vàng cho bạn khi nộp đơn ứng tuyển dù bạn hoàn toàn có thể là người phù hợp với công việc nhất.
Câu chuyện thứ 3
Công ty phần mềm Vsoft cho biết ”Công ty tôi tuyển lập trình viên, thế mà một số sinh viên gửi đơn xin việc đến viết như sau ‘Qua website của công ty, tôi được biết Vsoft là một công ty lớn, uy tín trên thị trường.’ Trời ạ, công ty của chúng tôi mới thành lập, bé tí và chưa kịp làm xong website. Chẳng biết bạn đó lấy thông tin ở đâu mà “lăng xê” khiếp quá…”
Với những đơn xin việc như vậy, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ loại ngay bởi yếu tố trung thực, chân thành của ứng viên qua lá đơn này không hề có và ứng viên không thực sự nghiêm túc khi nộp đơn ứng tuyển.
Theo bà Thiên Trang – Phó giám đốc công ty NetViet – các ứng viên nên tự mình viết thư và hồ sơ tìm việc, không nên sao chép theo một khuôn mẫu có sẵn hoặc của ai đó. Thư và hồ sơ tìm việc cần phải do chính ứng viên soạn thảo để mang nét độc đáo, sáng tạo riêng không nhầm lẫn với một khuôn mẫu nào khác, và nhất là, phải thể hiện được sự phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển. Đồng thời, trong thư tìm việc (đơn xin việc), ứng viên cần nêu được điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu phấn đấu của mình thật rõ ràng và ngắn gọn. Riêng phần điểm yếu, ứng viên cần lưu ý: phải viết làm sao để những điểm yếu sẽ trở thành vô hại đối với bạn trước nhà tuyển dụng.
Dự Án Kinh Doanh |
Phong cách Cuộc Sống |
Chuyện Doanh Nhân |
Khám Phá Thế Giới |
Tin Tức Chứng Khoán |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply