Lý do khiến bạn rời bỏ công việc hiện tại

Một cách khái quát nhất, những câu hỏi như “Tại sao bạn rời bỏ công việc hiện tại?” nên được trả lời thật ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu. Và nếu như bạn chưa tự tin lắm về câu trả lời của mình, hãy tìm cách chuyển hướng câu chuyện: hãy trình bày kiến thức và kỹ năng mà bạn có được bằng những trải nghiệm cụ thể, và quan trọng hơn, biết cách liên hệ những thành tích mà bạn đạt được đến mục tiêu của công ty mà bạn dự tuyển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đây là một trong những câu thường được nhà tuyển dụng hỏi nhất trong các buổi phỏng vấn, và cũng là một trong những câu khó trả lời nhất. Nếu không khéo léo, ứng viên có thể bị loại. Bạn sẽ xoay sở ra sao nếu nhà tuyển dụng đặt cho bạn câu hỏi này?

Điều quan trọng đầu tiên là: “Đừng bao giờ nói những điều không tốt hoặc than phiền về sếp/công ty cũ của bạn”. Đây cũng là điều bạn cần lưu ý khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào khác trong các buổi phỏng vấn. Ngay cả khi sự thật hoàn toàn ngược lại, bạn rời bỏ công việc cũ vì công việc đó không thích hợp với bạn, tiền lương không xứng đáng, công việc nhàm chán, có mâu thuẫn cá nhân với sếp hay hàng trăm ngàn lý do khác. Bất kể lý do nào, nếu bạn để cho cảm xúc của mình chi phối và “thẳng ruột ngựa” than phiền sếp cũ hay công ty cũ, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tạo ấn tượng tốt đẹp đối với nhà tuyển dụng.

 

Bạn đang muốn tìm kiếm thông tin mới nhất trong ngày về tình hình trong nước và thế giới, tìm hiểu những công nghệ mới, những tin tức mới nhất trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào tin tức giải trí để khám phá nhiều điều mới! 

 

Vì sao? Vì một lẽ hết sức đơn giản là nhà tuyển dụng (sếp mới tương lai) có thể suy luận là bạn sẽ nói những điều tương tự như vậy về họ/công ty họ một khi bạn nghỉ việc và chuyển sang một công ty khác.
 Điều suy đoán này hoàn toàn có cơ sở và có khả năng xảy ra phải không? Và cho dù tình huống có thật và có căn cứ đến cỡ nào khiến cho người phỏng vấn thật sự thông cảm với câu chuyện của bạn, cách trả lời tiêu cực sẽ gây ra những hậu quả ngoài ý muốn đối với bạn. Ví dụ, có thể người đang phỏng vấn bạn là bạn bè thân thiết của sếp cũ, vì vậy thật không hay chút nào nếu bạn cứ vô tư than phiền về bạn thân của người sếp cũ này.

Lời khuyên dành cho ứng viên đối với câu hỏi này: “Hãy trả lời với thái độ và quan điểm thật tích cực” và câu trả lời nên được chuẩn bị trước. Cách trả lời “Tôi rời bỏ công ty cũ vì tôi muốn tìm cơ hội việc làm tốt hơn” sẽ tạo một cảm giác không hay – mang tính “vì bản thân”. Thay vì vậy, bạn có thể nói “Tôi đang tìm kiếm một môi trường làm việc mà tôi nghĩ sẽ cho tôi nhiều cơ hội vận dụng hết khả năng và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực Kinh doanh/Marketing/Tài chính….” Với cách trả lời sau, ứng viên sẽ có cơ hội thể hiện kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của mình.

Một cách khái quát nhất, những câu hỏi như “Tại sao bạn rời bỏ công việc hiện tại?” nên được trả lời thật ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu. Và nếu như bạn chưa tự tin lắm về câu trả lời của mình, hãy tìm cách chuyển hướng câu chuyện: hãy trình bày kiến thức và kỹ năng mà bạn có được bằng những trải nghiệm cụ thể, và quan trọng hơn, biết cách liên hệ những thành tích mà bạn đạt được đến mục tiêu của công ty mà bạn dự tuyển.

Dự Án Kinh Doanh
Phong cách Cuộc Sống
Chuyện Doanh Nhân
  Khám Phá Thế Giới
Tin Tức Chứng Khoán
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>