Làm thế nào đê có thể chuyển hóa giận dữ thành sự bình an

Đây là một niềm tin nguy hại mà nhiều người vẫn lầm tưởng là cách để thể hiện tính quyết đoán, mạnh mẽ. Thực ra khi bộc lộ trạng thái cảm xúc này, chúng ta càng cho thấy sự hoang mang, nóng nảy và thiếu suy nghĩ. Nó là nguyên nhân chính của các cuộc chiến tranh, xung đột kéo dài gây hậu quả, ảnh hưởng đến những người vô tội. Còn với cá nhân, sự giận dữ, muốn gây gổ thể hiện mối hoang mang cực độ về tinh thần và có thể dẫn tới sự cô lập, xa lánh của mọi người. Bạn có thể xem đây như là căn bệnh khó chữa của tâm hồn.

Tức tối, bực bội, giận dữ đều không phải là những cảm xúc dễ chịu mà chỉ khiến con người thêm ngột ngạt, khổ sở, tự làm đau chính mình. Nhưng khi hiểu được nguồn gốc của những cơn giận dữ và sự thật ẩn chứa đằng sau nó, bạn sẽ biết cách chuyển hóa giận dữ thành sự bình an trong tâm hồn.

Có 7 niềm tin nguy hại mà chúng ta đã “tiêm nhiễm” và sử dụng chúng để bào chữa, nuôi dưỡng cho những cơn giận dữ của mình. Bạn nên dành thời gian kiểm tra bản thân mỗi ngày xem những niềm tin của mình là gì? Có nhiều niềm tin chưa hẳn là chân lý, bạn cần biết cách nhận ra và sống với sự thật ngay trong ý thức của mình. Một ngày nào đó, bạn sẽ có sức mạnh để thay đổi.
 
Niềm tin 1: “Không phải tại tôi, do họ đấy”

  • Việc Làm 24h sẽ là kho tàng Việc Làm dành cho bạn. Tại đây, các thông tin Tuyển Dụng sẽ được upload và cập nhật liên tục, sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bạn có thể tìm được việc một cách nhanh chóng.
kinh-nghiem-phong-van-tuyen-dung-45
 
Chỉ cần tự suy ngẫm về bản thân mình, bạn sẽ sớm nhận ra rằng dù ở đâu, lúc nào, chúng ta cũng là người tạo nên ý nghĩ và cảm xúc cho chính mình. Ngược lại chúng ta sẽ sống mãi với ảo tưởng cho rằng mọi người xung quanh phải chịu trách nhiệm cho những gì bạn nghĩ và cảm nhận. Rồi chúng ta tìm cách đổ lỗi cho người khác bằng những lời kêu ca, oán trách.

  • Để tìm được Việc Làm Nhanh chóng, rất nhiều người khá hấp tấp tìm kiếm trên những trang web không rõ ràng, dẫn đến việc bị lừa đảo. Nhưng với website tìm Viec Lam của chúng tôi, chúng tôi sẽ đảm bảo cho bạn về tính trung thực và chất lượng của từng thông tin.
 
Sự thật: Chúng ta chịu trách nhiệm hoàn toàn trước những suy nghĩ và cảm nhận của chính mình.
 
Ý tưởng giúp chuyển hóa: Bạn có để ý khi xem phim, các nhân vật đã “thao túng” cảm xúc của khán giả tài tình như thế nào, và sau mỗi tập phim, khán giả phải vui, buồn, oán hận… Việc chúng ta mang ảo tưởng rằng người khác chi phối cảm xúc của mình cũng giống như vậy. Do đó, chỉ đến khi nhận ra sự thật, bạn mới có thể thay đổi niềm tin xưa cũ của mình.
 
Niềm tin 2: “Tức giận – Lựa chọn duy nhất của tôi”
 
Mỗi người mang một niềm tin ngây thơ rằng: Chúng ta không có khả năng lựa chọn cách suy nghĩ cũng như cách cảm nhận của riêng mình. Chưa có ai dạy bạn làm thế nào để hiểu, kiểm soát và lựa chọn cảm xúc theo ý muốn, đặc biệt khi xảy ra điều gì đó không như mong đợi. Rồi chúng ta hét lên: “Tôi không thể bình tĩnh được khi biết anh làm chuyện đó”.
 
Sự thật: Niềm tin và sự hiểu biết sẽ cho ta khả năng lựa chọn. Sự chuyển hóa bản thân diễn ra khi chúng ta nhận thức rõ hơn về những niềm tin đang tồn tại và chi phối suy nghĩ cũng như cách hành xử của mình.
 
Ý tưởng giúp chuyển hóa: Hãy học cách hiểu rõ hơn về bản thân thông qua thiền định hoặc những phương pháp suy ngẫm.
 
Niềm tin 3: “Tức giận là chuyện bình thường”
 
Khi tức giận trở thành thói quen khó bỏ, chúng ta chấp nhận chúng như một chuyện bình thường và nghĩ rằng ai cũng như thế. Chúng ta không bận tâm về ảnh hưởng của nó đến bản thân cũng như người khác. Chúng ta thường xuyên bộc lộ thẳng thừng cảm xúc của mình như sự giải tỏa cần thiết, tức thời.
 
Sự thật: Tức giận rất nguy hại đối với trí óc con người vì mỗi khi tức giận, chúng ta như rơi vào trạng thái mất trí tạm thời.
 
Ý tưởng giúp chuyển hóa: Hãy thử tỏ ra tức giận khi bạn nhận được tin tốt lành, rồi bạn sẽ phá lên cười và nhận ra rằng tức giận là việc làm thật ngốc nghếch.
 
Niềm tin 4: “Tức giận sẽ tiếp thêm sức mạnh cho tôi”
 
Khi tức giận, chúng ta cảm thấy như đang dâng trào năng lượng và nghĩ rằng đây là dòng năng lượng tích cực, mạnh mẽ. Nhưng đó chỉ là sự ngộ nhận vì thực chất nó là một sự bùng phát cảm xúc từ ý thức, tuôn chảy khắp cơ thể và bộc lộ ra ngoài qua hành vi. Đến một lúc nào đó, năng lượng dâng cao đến mức quá độ và bùng nổ làm chúng ta suy kiệt cả về tinh thần và thể chất. Giận dữ đã rút cạn đi năng lượng và ta chỉ nhận ra điều này khi tâm trạng cân bằng trở lại.
 
Sự thật: Giận dữ rút cạn đi năng lượng của chúng ta và theo thời gian, chúng ta sẽ bị mất năng lượng dự trữ dẫn đến mệt mỏi.
 
Ý tưởng cho sự chuyển hóa: Mỗi khi tức giận, hãy tưởng tượng ra hình ảnh về một cách buồm trắng đang lướt nhẹ trên mặt biển lặng sóng, cảm nhận làn gió mát thổi nhẹ qua trên mặt bạn.
 
Niềm tin 5: “Tức giận là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên”
 
Ngừng tức giận đồng nghĩa với việc bạn phải thay đổi hoàn toàn những thói quen và lối sống trước đây để chữa lành cho những tổn thương cảm xúc và thể chất của mình. Nghe có vẻ như là một công việc khá vất vả vì bạn đã tin rằng tức giận là một phản ứng tự nhiên và đúng đắn trước cách cư xử của người khác. Tuy nhiên, bạn không nhận ra được mối nguy hiểm của nó đối với sức khỏe thể chất và trạng thái tinh thần của mình. Vô tình, chúng ta “thông đồng” với nhau để duy trì ảo tưởng “Giận dữ là chính đáng”, đây cũng là cách lảng tránh việc thay đổi thói quen tiêu cực vốn đã ăn sâu bên trong, như một sự lười biếng về cảm xúc.
 
Sự thật: Tức giận là một dấu hiệu nói lên rằng chúng ta đang đi ngược với bản chất thật của mình, đó là Bình an và Yêu thương.
 
Ý tưởng cho sự chuyển hóa: Tự nhủ mình hãy giữ bình tĩnh mỗi khi chứng kiến điều gì đó có thể gây cảm giác phẫn nộ trong bạn. Gửi đi những cảm xúc tốt lành và mong ước sẽ tốt đẹp hơn.
 
Niềm tin 6: “Tôi cần tức giận để thôi thúc người khác”
 
Đây là câu cửa miệng của nhiều nhà quản lý ngày nay khi họ cố gắng thúc đẩy cho mọi việc diễn ra nhanh chóng theo ý muốn của mình. Họ thể hiện sự không hài lòng bằng những cơn tức giận với ý nghĩ rằng làm như thế sẽ làm nhân viên chú tâm đến công việc. Đây không phải là một ý tưởng hay vì cách làm ấy sẽ nhanh chóng khiến người khác bực bội, phẫn uất và đến lúc nào đó, họ sẽ tránh tiếp xúc, gặp gỡ bạn, thậm chí sẽ khơi mào cho sự chống đối nảy sinh. 
 
Tin cậy và tôn trọng lẫn nhau là nền tảng quan trọng, bền vững cho mọi mối quan hệ tốt đẹp, đặc biệt là trong công việc. Một mối quan hệ không thể nào tạo nên từ sự tức giận. Lâu dài, tức giận chỉ là sự biểu hiện của sự mất kiểm soát bản thân, thiếu tự trọng và bất cẩn. Những điều này ngấm dần và hủy hoại phẩm chất cần có của người lãnh đạo.
 
Sự thật: Giận dữ làm giảm động lực làm việc của chính chúng ta và ảnh hưởng đến động lực của người khác.
 
Ý tưởng cho sự chuyển hóa: Thực hành kiểm soát cảm xúc bản thân và tôn trọng năng lực, phẩm chất của người khác để giữ mối quan hệ hài hòa.
 
Niềm tin 7: “Tôi cần phải gây gổ với ai đó để thể hiện mình”
 
Đây là một niềm tin nguy hại mà nhiều người vẫn lầm tưởng là cách để thể hiện tính quyết đoán, mạnh mẽ. Thực ra khi bộc lộ trạng thái cảm xúc này, chúng ta càng cho thấy sự hoang mang, nóng nảy và thiếu suy nghĩ. Nó là nguyên nhân chính của các cuộc chiến tranh, xung đột kéo dài gây hậu quả, ảnh hưởng đến những người vô tội. Còn với cá nhân, sự giận dữ, muốn gây gổ thể hiện mối hoang mang cực độ về tinh thần và có thể dẫn tới sự cô lập, xa lánh của mọi người. Bạn có thể xem đây như là căn bệnh khó chữa của tâm hồn.
 
Sự thật: Tức giận mang lại cảm xúc hoàn toàn trái ngược với tính quyết đoán. Do đó, chúng ta cần thoát khỏi cơn giận dữ để cùng nhau tạo dựng mối quan hệ hòa bình.
 
Nếu cứ mãi lưu giữ những niềm tin trên, bạn sẽ tự làm tổn hại mình. Vì vậy hãy nuôi dưỡng tâm hồn bằng những cảm xúc bình an, vui vẻ và xua đi những cơn giận dữ thất thường để có một cuộc sống vui tươi và khỏe mạnh hơn.

Hãy xem thêm những công việc đang ứng tuyển sau đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>