Cách để tạo cv xin việc ấn tượng nhất
Để kết thúc Thư tìm việc, hãy thể hiện sự sẵn sàng của bạn bằng cách viết: “Tôi rất mong được gặp ông/bà để chúng ta có thể trao đổi thêm về sự phù hợp giữa kinh nghiệm của tôi với những yêu cầu của quý công ty dành cho vị trí này. Ông/Bà có thể liên lạc với tôi bất cứ lúc nào theo số điện thoại 090 xxx yyy hoặc email: anh_kim@gmail.com”.
Tiếp nối chuỗi bài viết nhằm giúp Ứng viên hoàn thiện hồ sơ tìm việc của mình, VietnamWorks xin giới thiệu đến bạn người “anh em chí cốt” của resume là Thư tìm việc (cover letter). Hồ sơ và Thư tìm việc là một cặp đôi không thể tách rời, nếu không “công lực” bộ hồ sơ của bạn sẽ giảm đi rất nhiều trong mắt Nhà Tuyển Dụng. Vậy, Thư tìm việc có ý nghĩa như thế nào và làm sao để bức thư này phát sáng như một chiếc đèn hiệu để đưa NTD đến với bạn?
Có nên dành thời gian viết Thư tìm việc?
Theo khảo sát của các trang web việc làm uy tín, 76% Nhà Tuyển Dụng (NTD) ưu tiên chọn đọc những hồ sơ có đính kèm Thư tìm việc – con số này chính là bằng chứng tốt nhất cho ý nghĩa và tầm quan trọng của một bức Thư tìm việc.
Hầu hết mọi người quan niệm rằng: Thư tìm việc của các ứng viên thì đều giống nhau & NTD sẽ không mấy quan tâm đến là thư này. Quan niệm sai lầm này khiến không ít ứng viên bỏ qua bước viết Thư tìm việc để gửi thẳng hồ sơ kinh nghiệm của mình đến NTD.
Trong quá trình tìm việc, hãy luôn ghi nhớ NTD là khách còn bạn là người bán hàng, người bán hàng khôn ngoan là người không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để giới thiệu về món hàng mà họ đang có với những khách hàng tiềm năng. Trong trường hợp này, Thư tìm việc là cơ hội để chứng tỏ bạn chính là “mặt hàng” phù hợp nhất với nhu cầu của NTD. Với NTD, trước khi biết về kinh nghiệm làm việc và khả năng thích ứng của ứng viên, họ muốn biết “duyên cớ” nào & vì sao ứng viên lại muốn ứng tuyển vào công ty của họ và Thư tìm việc sẽ cho NTD câu trả lời cần thiết để đưa ra quyết định có mời ứng viên đó vào vòng phỏng vấn hay không.
Bạn đang muốn tìm kiếm thông tin mới nhất trong ngày về tình hình trong nước và thế giới, tìm hiểu những công nghệ mới, những tin tức mới nhất trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào tin tức giải trí để khám phá nhiều điều mới!
Thư tìm việc, bạn là ai?
Như những bài học trên ghế nhà trường, Thư tìm việc trước hết chính là một bức thư gồm 3 phần với người viết là bạn & người nhận là NTD. Cấu trúc của Thư tìm việc gồm ba phần chung như sau:
- Giới thiệu: Giới thiệu vắn tắt về bạn và những giá trị mà bạn có thể mang đến cho công ty.
- Thân bài: Trình bày kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn cũng như thành tích của bạn.
- Phần kết: Bày tỏ mong muốn chân thật và tâm huyết của bạn được làm việc với công ty.
6 điểm nhấn để đạt 100 điểm cho Thư tìm việc của bạn
1. Đừng bắt đầu bằng “Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí XX, đăng trên báo YY ngày…”
Chắc bạn còn nhớ, với núi hồ sơ ứng tuyển, cách NTD sàng lọc ứng viên chính là dành khoảng 15 giây cho một bộ hồ sơ. Vì vậy, đừng làm mất thời gian của NTD bằng một bài văn dài 8 trang nhưng lại không có trọng tâm, ngược lại, hãy làm NTD chú ý ngay từ những dòng đầu tiên bạn viết trong Thư tìm việc.
Đặt mình vào vị trí của NTD, nếu đã đọc 99 bức thư với dòng mở đầu tương tự nhau và ở bức thứ 100, bạn phát hiện ra một ứng viên có cách thể hiện hoàn toàn khác, hẳn không khó để biết “phần thưởng” dành cho ứng viên 100 này là gì. Muốn được như vậy, hãy tạo ra cho bản thân một bức Thư tìm việc mang dấu ân riêng, thay vì viết “Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí XX, đăng trên báo YY ngày…”, sao bạn không bắt đầu bằng: “Với 5 năm kinh nghiệm về quản lý dự án, tôi tin mình sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển của Quý công ty”.
2. Chọn cách xưng hô
Bạn nên nêu rõ tên của người phụ trách tuyển dụng, tại một số trang web tìm việc như VietnamWorks, chúng tôi có phần thông tin Nhà Tuyển Dụng & thông tin người liên hệ trong từng bản tin tuyển dụng. Với những trường hợp không có thông tin, hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu (bạn có thể gọi điện đến công ty đăng tuyển để hỏi tên người hoặc bộ phận phụ trách tuyển dụng). Mở đầu Thư tìm việc bằng “Thưa Ông X hoặc “Thưa Bà Y” thay vì “Thưa Ông/Bà” chung chung vừa tạo được sự gần gũi giữa Ứng viên với NTD, vừa thể hiện bạn là ứng viên chuyên nghiệp, có sự quan tâm & đầu tư tìm hiểu về công ty đang ứng tuyển.
3. Trình bày những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp
Trong phần chính của Thư tìm việc, bạn chỉ nên trình bày những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của vị trí ứng tuyển. Để làm tốt phần này, bạn phải đọc thật kỹ mục mô tả công việc và mục yêu cầu của NTD để hiểu được NTD đang cần một ứng viên như thế nào. Sau khi đã phác họa ra “chân dung” của ứng viên lý tưởng trong mắt NTD, hãy sàn lọc và đưa các kỹ năng cũng như kinh nghiệm phù hợp của bản thân vào Thư tìm việc. Minh họa thành tích bằng số liệu cụ thể là cách tốt nhất để tạo ấn tượng với NTD vì con số thì thường dễ nhớ hơn chữ viết.
4. Nhấn mạnh đam mê của bạn đối với công việc và công ty
Đừng bao giờ đề cập đến “lý do tài chính” trong Thư tìm việc cho dù đó có là sự thật, thay vào đó khéo léo bày tỏ niềm đam mê của bạn đối với công việc, và các cơ hội mà công ty sẽ mang đến cho bạn là cách tốt để ghi điểm với NTD. “Tranh thủ” tình cảm của bằng cách bày tỏ sự khâm phục & yêu thích của mình đối với truyền thống, thành tựu và văn hóa của công ty cũng là một cách tiếp cận tốt. Nhưng lưu ý, là những người nhiều năm kinh nghiệm, NTD sẽ dễ dàng nhận ra đâu là thật, đâu là giả trong những lời “ca” của bạn vì vậy đừng nói quá sự thật hoặc phóng đại lên những điều không có.
5. Kết thúc bằng sự nhiệt huyết
Để kết thúc Thư tìm việc, hãy thể hiện sự sẵn sàng của bạn bằng cách viết: “Tôi rất mong được gặp ông/bà để chúng ta có thể trao đổi thêm về sự phù hợp giữa kinh nghiệm của tôi với những yêu cầu của quý công ty dành cho vị trí này. Ông/Bà có thể liên lạc với tôi bất cứ lúc nào theo số điện thoại 090 xxx yyy hoặc email: anh_kim@gmail.com”.
6. Đừng viết quá dài
Thư tìm việc không phải là tác phẩm văn chương nên bạn đừng viết dài quá vì điều đó chỉ khiến NTD ngán ngẩm. Một thư tìm việc lý tưởng chỉ nên gói gọn trên nửa trang giấy A4, kết hợp với việc trình bày rõ ràng, bố cục dễ nhìn, không màu mè là một bức thư đạt chuẩn. Sau khi hoàn thành thư tìm việc, nếu được, bạn có thể nên in ra để xem là Thư tìm việc của bạn trông như thế nào nếu NTD cầm đọc trên tay.
Thư tìm việc đóng vai trò không nhỏ đến việc bạn có lọt vào “mắt xanh” của NTD hay không. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian và chất xám tương xứng cho nó. sau khi hoàn thành một bức Thư tìm việc, bạn nên đọc lại thật kỹ để tránh việc lỗi ngữ pháp/chính tả làm hỏng tình cảm tốt đẹp của NTD dành cho bạn.
Thông Tin Khởi Nghiệp |
Nghề nghiệp Kinh Doanh |
Pháp luật Đời Sống |
Quản trị Doanh Nghiệp |
Chính sách Kinh Tế |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply