7 bí quyết sống còn cho chủ doanh nghiệp nhỏ
Hãy gửi những chiếc thiệp lạ mắt, hiếm thấy, đặc biệt khó quên và có tính thẩm mỹ. Hãy tự ký vào tất cả các thiệp. Đừng gửi những chiếc thiệp chưa được ký hay những chiếc đã in sẵn tên công ty bạn cũng như tên bạn. Đừng gửi thiệp điện tử. Đừng chỉ ký tên bạn. Hãy sử dụng những chiếc thiệp như một công cụ marketing để tiếp thị cho công ty mình.
Để có thể cạnh tranh trong môi trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay, các chủ doanh nghiệp nhỏ cần nỗ lực hết sức để chèo lái công việc kinh doanh, trong đó hành trang không thể thiếu đối với họ là các bí quyết. Vậy đâu là những bí quyết sống còn cho các chủ doanh nghiệp nhỏ giữa thời kỳ kinh tế đầy cạnh tranh hiện nay?
1. Hãy làm việc mọi lúc, mọi nơi
Là chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn là biểu tượng cho cả doanh nghiệp. Bạn là người chăm sóc cho thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp mình trên thị trường, và thị trường thì có ở mọi nơi. Tất cả mọi người và bất kỳ ai bạn gặp hay quan sát đều có thể là một khách hàng tiềm năng hay là người có thể ảnh hưởng đến khách hàng tiềm năng của bạn.
Hãy lưu ý rằng bạn liên tục tiếp thị cho doanh nghiệp của mình. Bạn luôn được quan sát. Vì vậy, bạn phải luôn để ý đển cách xử sự của mình.
Đừng hét lên với trọng tài trong trận bóng đá của con bạn, vì anh ta hay cô ta đều có thể là khách hàng tiềm năng của bạn. Đừng vượt ẩu một ai đó bởi ông ta có thể là chủ ngân hàng mà bạn phải gặp vào sáng hôm sau.
Hãy nhớ: Bạn luôn làm việc.
2. Đừng bao giờ để người khác làm tốt hơn mình
Bạn có thể không phải là người thông minh nhất. Bạn có thể không phải là người tài năng nhất. Bạn có thể thiếu tổ chức, có thể mắc chứng khó đọc hay không được sạch sẽ. Bạn có thể không có nhiều thứ như đối thủ cạnh tranh của bạn. Thêm vào đó, bạn có ít ưu thế hay thậm chí không có chút ưu thế nào trong cạnh tranh. Nếu bạn có được một vị trí bán bánh mì kẹp xúc xích nóng tại bờ biển, bạn không thể nào dừng trời mưa được. Nếu bạn là chủ một nhà nghỉ ở khu trượt tuyết, bạn không thể nào khiến tuyết rơi được. Nếu bạn sở hữu một công ty trong lĩnh vực xuất khẩu hay nhập khẩu, bạn cũng không thể thay đổi mệnh giá tiền tệ được.
Chỉ có một điều bạn có thể làm được, đó là làm việc. Bạn có thể lên kế hoạch, xoay xở, bán hàng và làm việc tốt hơn bất kỳ ai. Bạn có thể thực hiện thêm một cuộc điện thoại bán hàng, viết thêm một bản kế hoạch, sắp xếp lại hàng hóa…
Hãy chắc chắn rằng bạn đang làm việc chứ không phải chỉ vận động. Hãy tránh “hội chứng ghế xích đu”, đó là hiện tượng người ngồi trên ghế chỉ đu đưa chứ không đi đâu cả. Hãy làm điều gì đó có tác động kèm theo.
Nếu bạn phải thành công trong công việc, đừng bao gờ để các nhân viên khác làm tốt hơn bạn.
3. Đừng bao giờ bỏ cuộc
Giống như những người ghi điểm vĩ đại trong các cuộc thi thể thao, không phải phát bắn trượt ghi điểm mà là những phát bắn trúng. Trong môn bóng chày, thậm chí với người đánh bóng giỏi nhất thì số lần đánh ra ngoài cũng có thể gấp đôi số lần họ đánh trúng. Không ai quan tâm đến Seabiscuit đã bao nhiêu lần thua cuộc. Đừng lo lắng chuyện thua cuộc. Đừng tuyệt vọng nếu bạn sai lầm. Hãy phân tích nỗ lực của bạn và sử dụng những điều bạn học được để lên kế hoạch cho lần thực hiện tiếp theo. Và đừng do dự làm lại nó lần nữa.
Không bao giờ bỏ cuộc là một điều tốt. Điều đó nghĩa là bạn đi đến những nơi bạn có thể gặp khách hàng và cố làm một điều gì đó để giúp cho doanh nghiệp của mình. Không bao giờ bỏ cuộc cũng đồng nghĩa với nhiều lần nỗ lực. Và nỗ lực không bao giờ là đủ. Đừng dừng việc bạn đang làm cho đến khi bạn làm được.
Hãy cho bản thân thời gian. Hãy kiên nhẫn. Lần đầu thường khó thành công hơn những lần kế tiếp. Tuy nhiên, hãy thực tế một chút. Nếu bạn thấy không tiến bộ, hay đơn giản là việc bạn đang làm không có kết quả thì hãy hỏi khách hàng và các khách hàng tiềm năng của bạn để nhận được phản hồi của họ và những manh mối để thành công.
- Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
Không bao giờ bỏ cuộc là tốt nhưng sẽ không tốt nếu bạn theo đuổi trong vô vọng.
4. Luôn ghi nhớ nguyên tắc chữ C
Khi là chủ doanh nghiệp, bạn có vô vàn điều phải suy nghĩ, trong đó có những điều hết sức quan trọng. Hãy nhớ nguyên tắc của những chữ C và phải thường xuyên ý thức được nó.
C: Customer- khách hàng. Không có khách hàng toán, doanh nghiệp của bạn sẽ thất bại
C: cash- tiền mặt. Bạn không bao giờ được để xảy ra tình trạng hết tiền mặt
C: collection- thu thập. Thu thập tiền mặt của bạn
C: credit- tín dụng. Tín dụng có thể trở thành tiền mặt.
C: cost- chi phí. Đừng lãng phí tiền bạc. Hãy giảm chi phí và cắt các khoản chi không cần thiết
C: closing- kết thúc. Giống như kết thúc đơn đặt hàng hay việc bán hàng
C: calm- bình tĩnh. Cho dù vấn đề có trở nên tồi tệ hay gian khổ đến đâu, và bất kể đó là vấn đề gì, hãy tự nói với mình “bình tĩnh” và bạn sẽ bình tĩnh.
C: commitment- cam kết. Nếu bạn đã bắt đầu kinh doanh, đừng bao giờ bỏ cuộc.
5. Những việc cần làm hàng ngày của chủ doanh nghiệp nhỏ
- Luyện tập;
- Liên hệ với khách hàng mới;
- Liên lạc với những khách hàng hiện tại;
- Tiếp thị sản phẩm với khách hàng hiện tại;
- Hoàn thành một mục tiêu quan trọng;
- Tiền hành một sự kiện trong lĩnh vực marketing;
- Thực hiện một công việc quan trọng;
- Đào tạo một nhân viên;
- Lắng nghe tất cả nhân viên và nói chuyện với họ;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Kiểm tra công việc đã được giao phó cho cấp dưới;
- Xem xét quá trình thực hiện mục tiêu;
- Trả lời các cuộc gọi;
6. Phải nắm được điểm hòa vốn của mình
Bạn phải biết khoản lợi nhuận cần thu là bao nhiêu để bù đắp cho mọi chi phí- điểm hòa vốn- trong một năm, một tháng hay trong bất kỳ một khoảng thời gian nào. Bạn cũng cần biết mình phải bán lượng sản phẩm là bao nhiêu, với mức giá như thế nào để hòa vốn trong một năm hoặc bất kỳ thời gian nào.
- Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Bạn cần phải biết mình cần bao nhiêu lượng khách hàng trong một năm để hòa vốn. Bạn cần phải biết những điểm hòa vốn này trước khi bắt đầu kinh doanh. Nếu bạn nắm được các điểm hòa vốn của mình, bạn sẽ đánh giá được mình có đủ số lượng khách mua hàng để thanh toán các hóa đơn hay không. Bạn cũng có thể đánh giá được mức giá bạn đặt ra có cần thiết phải thay đổi hay không. Nếu bạn không nắm được điểm hòa vốn của mình, bạn sẽ không có hệ thống đánh giá cơ bản để quản lý doanh nghiệp. Bạn sẽ không biết được thành công hay thất bại đang chờ mình phía trước.
7. Hãy gửi 500 thiệp mừng trong các ngày lễ
Ngày lễ là dịp để gửi thông điệp đến các khách hàng và khách hàng tiềm năng của bạn. Hãy nắm lấy cơ hội này. Vào dịp giáng sinh, tết Nguyên Đám hãy gửi 500 thiệp chúc mừng. Hãy nhạy cảm với tín ngưỡng của người mà bạn sẽ gửi thiệp để tránh xúc phạm họ.
Hãy gửi những chiếc thiệp lạ mắt, hiếm thấy, đặc biệt khó quên và có tính thẩm mỹ. Hãy tự ký vào tất cả các thiệp. Đừng gửi những chiếc thiệp chưa được ký hay những chiếc đã in sẵn tên công ty bạn cũng như tên bạn. Đừng gửi thiệp điện tử. Đừng chỉ ký tên bạn. Hãy sử dụng những chiếc thiệp như một công cụ marketing để tiếp thị cho công ty mình.
Ngày lễ là thời gian thuận lợi để giao tiếp với khách hàng. Chủ doanh nghiệp nhỏ không bao giờ tách việc tiếp thị cho doanh nghiệp ra khỏi những ngày lễ.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Cùng Danh Mục :
Học hỏi những kinh nghiệm xử lý vấn đề của Google
Bí quyết hay để cứu vãn một cuộc phỏng vấn lỗi
Cách để làm việc nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn
Leave a Reply